-
THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 26/8-30/8
- Kết tuần VNINDEX đóng cửa ở 1283.87 điểm, giảm 1.45 điểm so với tuần trước; HNXINDEX đóng cửa ở 237.56 điểm, giảm 2.51 điểm; UPINDEX đóng cửa ở 94.17 điểm, giảm 0.24 điểm.
- Thanh khoản toàn thị trường đạt 86454.21 tỷ đồng (giảm 13.05% so với tuần trước). Khối ngoại bán ròng 824.48 tỷ đồng, tự doanh mua ròng mạnh 1326.44 tỷ, nhà đầu tư cá nhân bán ròng thứ 3 liên tiếp 652.3 tỷ.
-
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG.
- Sau 2 tuần tăng giá mạnh của thị trường, VNINDEX đã có sự chững lại. Trong suốt tuần giao dịch vừa qua VNI đều vận động trong biên độ hẹp, thể hiện sự lưỡng lự của thị trường. Sự cân bằng giữ bên bán và bên mua thể hiện qua 3 cây nến doji trong tuần. Một số nhóm ngành vận động và giữ được sức mạnh khá tốt như bất động sản, ngân hàng, chứng khoán. Bên cạnh đó ngành bán lẻ là một trong số ít giữ được xu hướng tăng nhưng tuần qua cũng đã có sự suy yếu. Nhóm thép là nhóm gây thất vọng khi vẫn đang trong quá trình tạo đáy và chưa có nhịp phục hồi đáng kể.
- Với việc vận động trong biên độ hẹp thì thanh khoản thị trường có phần sụt giảm đán kể so với trước đó. Dòng tiền có phần thận trọng, đặc biệt đến từ nhóm nhà đầu tư cá nhân, với tâm lý nghỉ lễ, nhóm này đã bán ròng tuần thứ 2 liên tiếp. Đáng chú ý là tự doanh có tuần mua ròng mạnh, đặc biệt là phiên cuối tuần. Khối ngoại bán ròng nhẹ, nhưng có xu hướng mua dòng trở lại dần về cuối tuần.
-
MỘT SỐ TÍN HIỆU KỸ THUẬT:
Trên chart Tuần:
Ema+ma:
VNINDEX đã đi ngang tạo nền giá từ tháng 3/2024 đến giờ, đây là một nền giá khá dài và đang dần thắt chặt biên độ. Đường giá đang có lần thứ 3 tiếp cận cùng 1280-1300. Nhưng lần này nó ở một thế khác so với 2 lần trước. Nhìn từ sự vận động của các đường ema6, ema10 và ma20 để chúng ta nhận biết điều đó như sau:
Lần 1: tháng 3/2024: Đây là sau một nhịp tăng mạnh, lúc này ema6 và ema10 đang cách xa nhanh và cách xa ma20, và sau đó là nhịp điều chỉnh mạnh nhằm kéo 3 đường này gần lại với nhau.
Lần 2: trong khoảng thời gian tháng 6-7: Đây là lần thứ 2 tiếp cận tuy nhiên sức mạnh đã suy yếu so với lần trước khi mà các 3 đường này đã đi rất gần nhau, và kết thúc bằng việc ema6 cắt xuống ema10 và ma20 vào tháng 7 vừa qua với lo ngại thị trường chuyển qua xu hướng giảm, nhưng ngay lập tức VNINDEX đã lấy lại ma20 để có lần thứ 3 tiếp cận.
Lần 3: Hiện tại: Sau sự suy yếu vào tháng 7, lần tiếp cận này đưa ema6 cắt lên ema10 và ma20> điều này như một bắt đầu mới, còn 2 lần trước là của sự kết thúc. Và cá xu hướng đều được bắt đầu từ việc ema 6 cắt ema10 và ma20. (chính xác là các đường ma nhỏ cắt ma lớn hơn)
Ichimoku:
- Vnindex hiện tại đang nằm trên cả đường tenkan và kijun, 2 đường đang có xu hướng đi ngang, tuy nhiên chỉ cần chỉ số ngày vượt 1298 thì tenkan sẽ được đẩy lên cắt kijun, và khi vượt 1306 thì cả tenkan và kijun đều được đẩy lên, đồng thời đám mây kumo cũng sẽ được đẩy lên, điều này cho thấy chỉ cần giá vượt 1306 thì tất cả các tín hiệu của ichimoku đều được đẩy lên, ủng hộ cho một xu hướng tăng giá mạnh.
Trên chart ngày:
Ichimoku:
Đường giá hiện tại đã vận động vào vùng mây flash lớn tuy nhiên không hề bị điều chỉnh mạnh, điều này cho thấy thị trường vẫn đang rất mạnh.
Trong 3 phiên đầu tuần tới cả đường tenkan và kijun đều được đẩy lên, đây là sự hỗ trợ rất lớn cho một vận động tích cực trong những phiên đầu tuần. Qua những ngày đầu tuần nếu thị trường có sự điều chỉnh nhẹ thì đường kijun sẽ có xu hướng đi ngang khoảng 3-4 phiên, đây có thể là khoảng thời gian mà VNINDEX có thể sẽ có điều chỉnh hoặc đi chậm lại.
Tuy nhiên việc giá vẫn đang phải đi qua vùng mây flash thì vẫn đang phải chịu lực hút khá lớn từ đám mây phía dưới. Giá thường chọn những lúc mà đường kijun hoặc tenkan có sự thay đổi xu hướng để biến động mạnh, không ngoại trừ khả năng giá sẽ vận động ngược với xu hướng của kijun, đây là kịch bản khá tiêu cực trong ngắn hạn khi mà VNINDEX đã tạo một nền giá khá lâu. Khi kịch bản này xảy ra, giá thủng vùng 1275 thì có thể những phiên đầu tuần thị trường sẽ giảm cho đến khi giá về vùng 1260+- (đường kijun sẽ được dịch chuyển lên vùng này trong 3 phiên đầu tuần, đồng thời cũng là vùng đỉnh ngày 1/8), đây chính là vùng mà chúng ta có thể bắt đáy cổ phiếu.
Tâm lý thị trường.
- Có phần bất ngờ khi sau 2 phiên đầu tuần thị trường có phần điều chỉnh nhẹ, chỉ số tâm lý về vùng 60 điểm thì ở 3 phiên cuối tuần chỉ số này liên tục được đẩy lên và hiện tại ở mức 80 điểm mặc dù thị trường vẫn đang đi ngang. Điều này cho thấy bên trong thị trường vẫn đang được mua hàng một cách âm thầm.
- Thị trường đang ở mức độ hưng phấn khá cao, nếu trong những phiên đầu tuần thị trường tăng mạnh thì chỉ số này có thể sẽ tiếp tục đến những mức cao hơn, trường hợp nếu giá tăng mà chỉ số hưng phấn không tăng thì lại càng nguy hiêm. Vì vậy vùng giá hiện tại chỉ thích hợp cho việc nắm giữ cổ phiếu mà không thích hợp cho việc mở mua mới (giao dịch ngắn hạn). Thị trường hưng phấn chính là lúc có mức sinh lời tốt nhất.
Trendline:
- Từ tháng 3/2024 đến hiện tại, VNINDEX đang vận động trong kênh song song hướng lên (như hình dưới). VNI đang có xu hướng tiếp cận đường trendline trên, đây sẽ là vùng kháng cự rất cứng và khó vượt qua trong lần đầu, vì vậy khi đến vùng này khả năng cao thị trường sẽ có phản ứng. Chúng ta cân hết sức lưu ý về tỷ trọng hàng khi thị trường tiếp cận vùng này. Điểm chạm của trenline trên là vùng giá 1320+-.
-
KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG.
Từ những diễn biến và phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra kịch bản và hành động cụ thể cho mỗi kịch bản như sau:
Kịch bản 1: VNINDEX vận động tốt trong những phiên đầu tuần và tiếp cận vùng 1308-1320.
Hành động trading T+: Đây là kịch bản tích cực cho thị trường, tuy nhiên tiến về vùng này là vùng kháng cự cứng của thị trường, vì vậy chúng ta ưu tiên việc chốt lời dần, hạ dần quy mô giao dịch, hạn chế mua mới khi giá tiêp cận vùng 1300 điểm. Khi thị trường tiếp cận vùng 1306-1320 thì chúng ta bán ít nhất ½ số hàng hiện tại đang có, và quan sát vận động của thị trường ở vùng này, có thể sẽ xuất hiện những rung lắc mạnh, chúng ta có thể tận dụng lướt T0 ở ½ lượng hàng còn lại trong tài khoản.
Kịch bản trung hạn (giao dịch theo xu hướng): Tiếp tục nắm giữ.
Kịch bản 2: Thị trường có xu hướng điều chỉnh về vùng 1260+- ở đầu tuần, sau đó sẽ vận động tích cực trở lại về cuối tuần.
Hành động tranding T+: Chúng ta sẽ hạ ½ lượng hàng có trong tài khoản nếu nhận thấy VNINDEX thủng 1275 với thanh khoản gia tăng để quản trị rủi ro tài khoản. Có thể lướt T0 lượng hàng còn lại trong tài khoản, sau đó quan sát vận động của thị trường ở vùng 1260+- nếu có dấu hiệu việc điều chỉnh kết thúc thì có thể dần gia tăng tỷ trọng hàng. Kịch bản này thị trường có thể diễn biến rất nhanh thậm chỉ trong 1 phiên giao dịch, vì vậy với những nhà đầu tư lướt T+ cần thật sự nhạy bén và hành động nhanh chóng, dứt khoát.
Hành động trung hạn (giao dịch theo xu hướng): tiếp tục nắm giữ.
LƯU Ý:
- Thị trường chứng khoán vỗn dĩ đã có những rủi ro không thể tránh khỏi. Những nhận định ở đây chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định mua bán ở nhà đầu tư. Chúng tôi sẽ không chịu bất kỳ thua lỗ nào của các nhà đầu tư.
- Liên hệ với nhân viên tư vấn đề được cập nhật những phân tích kịp thời nhất.
Thực hiện: Nguyễn Công Hiếu – CV DVKH
Sản phẩm của: GTi Investment.
Website: Gtinvest.vn
Liên hệ tư vấn: Mr. Huy: 0934214868 - Mr. Kiên: 0976586046 – Mr. Hiếu: 0983444386